"Xây dựng trường Mầm non Hạnh phúc, tôn trọng quyền trẻ em"
TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
GIAI ĐOẠN 2021-2025
Th.s Vũ Thị Thu Hằng
CVC Vụ Giáo dục Mầm non
I. MỤC TIÊU
1. Trình bày và phân tích các tiêu chí Xây dựng trường mầm non LTLTT trong Chuyên đề giai đoạn 2
2. Nêu được yêu cầu xây dựng mô hình điểm trường mầm non LTLTT môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
3. Vận dụng được các kiến thức đã học vào công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
II. CHUẨN BỊ:
Phương tiện giảng dạy:
Giấy Ao, A4
Bút màu, bút bảng
Băng dính
Máy chiếu
Tài liệu:
Chương trình Giáo dục Mầm non
Tiêu chí thực hiện trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
III. NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- Câu hỏi thảo luận
Nêu các nội dung chính của Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Giai đoạn 2016 – 2020? Giai đoạn 2021–2025?
- Chia nhóm 5 người và thảo luận trong 15 phút.
Thông tin cơ bản:
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm các giai đoạn
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. (Kèm theo Kế hoạch số 56/KH-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017) |
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. (Kèm theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2021) |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
5 nội dung, 23 tiêu chí |
5 nội dung, 27 tiêu chí |
1. Môi trường giáo dục |
1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡngchăm sóc, giáo dục |
1.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. |
1.1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. |
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của GV đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo. |
12. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo
|
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế. |
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp - với điều kiện thực tế. |
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. |
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. |
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện. |
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hộicho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. |
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn. |
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn. |
|
1.7. Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn. cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ. |
|
1.8. Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử dụng của trẻ theo từng độ tuổivà đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định:có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn tổ chức thực hiện các tiêu chí
Câu hỏi thảo luận
- Nhiệm vụ của các cấp trong triển khai thực hiện các tiêu chí?
- Làm việc cá nhân trong 10 phút.
- Trình bày nội dung theo nhiệm vụ của các cấp.
Thông tin cơ bản
2.1. Đối với cán bộ quản lý
- Nghiên cứu Tiêu chí
- Lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Tiêu chí, lộ trình thực hiện, phương án thực hiện (đại trà hay chọn lớp điểm, nếu chọn lớp điểm thì chọn lớp nào …)
Tổ chức thảo luận, thống nhất nội hàm các tiêu chí và thông qua kế hoạch dự kiến tổ chức triển khai thực hiện.
- Tổ chức thực hiện thí điểm tại một, hai nhóm, lớp để rút kinh nghiệm trước khi triển khai thực hiện đại trà trong toàn trường.
- Hỗ trợ về cơ sở vật chất, chuyên môn: gợi ý về kế hoạch thực hiện cụ thể của từng nhóm, lớp.
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của giáo viên.
- Xem xét kết quả thực hiện Tiêu chí của giáo viên các nhóm, lớp.
- Tổ chức rút kinh nghiệm và chia sẻ.
2.2. Đối với giáo viên
- Nghiên cứu Tiêu chí
- Rà soát mức độ đã thực hiện được theo Tiêu chí.
- Nắm vững nội dung các chỉ số, đặc biệt lưu ý xem xét kỹ các ý lý giải/ làm rõ các chỉ số đó.
- Dựa vào các chỉ số của Tiêu chí thực hành tự xem xét mức độ đã đạt được tại nhóm/lớp dự kiến kế hoạch thực hiện những nội dung/tiêu chí cần thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh theo thứ tự ưu tiên.
- Thực hiện Tiêu chí theo kế hoạch dự kiến, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục cho phù hợp với thực tế của nhóm, lớp.
- Sau thời gian thực hiện Tiêu chí, xem xét các kết quả đã đạt được để tiếp tục phát huy và những nội dung, tiêu chí, chỉ số chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để điều chỉnh bổ sung cơ sở vật chất, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động,... trong kế hoạch tiếp theo.
- Chia sẻ với đồng nghiệp những vấn đề trên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn áp dụng thực hiện các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT phù hợp điều kiện địa phương.
- Câu hỏi thảo luận
Trường mầm non của bạn đã được xây dựng để trẻ em được CS-ND-GD theo quan điểm LTLTT như thế nào?
Vai trò của cá nhân với việc chỉ đạo thực hiện mô hình điểm về trường mầm non LTLTT phù hợp với điều kiện thực tế?
Điểm nào bạn đã làm được trong quá trình thực hiện các tiêu chí của chuyên đề mà bạn thấy tâm đắc nhất?
Mô hình trường MN LTLTT của địa phương bạn đã lựa chọn dựa trên đặc điểm thế mạnh nào?
- Dành thời gian 5 phút suy nghĩ và chia sẻ nhóm nhỏ, giảng viên tập hợp các ý kiến phát biểu.
Thông tin cơ bản
- Xây dựng kế hoạch giai đoạn, đề xuất các nội dung hoạt động và nhiệm vụ giải pháp chi tiết theo từng năm học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Có phương án tích hợp các kế hoạch của nhà trường.
- Rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTTlựa chọn tiêu chí cốt lõi và cấp thiết đối với cơ sở để triển khai và xây dựng mô hình
- Lựa chọn chủ đề điểm hợp lý, khả thi, ưu tiên tiêu chí phát triển môi trường xã hội lấy trẻ làm trung tâm.